Nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc do đâu, khắc phục như thế nào?
Table of Contents
1. Các nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm sinh lý và bệnh lý. Trong đó tình trạng rụng tóc do sinh lý không quá đáng ngại, tóc rụng đi để thay tóc mới khỏe mạnh hơn.
Ngược lại, đối với tình trạng rụng tóc do bệnh lý có thể bao gồm các nguyên nhân như mất cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng… khiến tóc rụng nhiều và ảnh hưởng đến độ dày của mái tóc.
Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc nhiều:
1.1 Mất cân bằng hormone ở nữ
Mất cân bằng nội tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc nhiều ở nữ giới. Sự thay đổi hormone này có thể do mang thai, bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
Ngoài ra, người mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng thường xuyên trải qua các dấu hiệu, triệu chứng do mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm cả rụng tóc.
Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể được cải thiện sau khi được điều trị thích hợp.
1.2 Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)
Rụng tóc từng mảng là tình trạng tóc bị rụng theo từng mảng nhỏ khiến người bệnh khó nhận ra. Chứng rụng tóc này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc khiến tóc bị rụng.
Rụng tóc gây nhiều lo lắng cho phụ nữ.
1.3 Căng thẳng và stress
Stress, căng thẳng quá mức từ công việc, gia đình và cuộc sống có thể khiến tóc rụng nhiều.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Sau khi bạn vượt qua được những vấn đề khiến mình lo lắng, căng thẳng thì quá trình rụng tóc sẽ ngừng lại và tóc sẽ phát triển bình thường trong vòng 6 – 9 tháng.
1.4 Kiểu tóc
Kiểu tóc cũng ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của mái tóc. Nếu bạn thường xuyên buộc tóc đuôi ngựa, tết tóc hoặc buộc tóc quá chặt cũng khiến tóc dễ gãy rụng do lực kéo. Nếu nang tóc bị tổn thương, tình trạng rụng có thể kéo dài vĩnh viễn.
1.5 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc và chất bổ sung như thuốc huyết áp, thuốc chữa bệnh gout, vitamin A liều cao… có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều thì nên phản hồi lại với bác sĩ kê đơn để có những điều chỉnh thích hợp.
Lưu ý không nên vì tóc rụng mà tùy tiện bỏ dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, gây ảnh hưởng đến việc trị bệnh.
1.6 Cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết cho tóc
Những chất như protein, biotin, sắt là kẽm rất quan trọng giúp tóc chắc khỏe mà nếu thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, tóc yếu… Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ những chất trên, tóc sẽ mọc trở lại.
Nguyên nhân gây ra tóc giòn?
1. Thiếu chất dinh dưỡng
Đồng, sắt, vitamin B,… là các thành phần giúp duy trì độ chắc khỏe cho mái tóc. Tuy nhiên, khi bạn ăn uống thiếu chất, cơ thể sẽ không thể tổng hợp đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho tóc. Điều này dẫn đến tình trạng tóc bạn trở nên khô xơ, dễ gãy rụng,…
2. Thường xuyên sử dụng nhiệt lên tóc
Thường xuyên tạo kiểu tóc bằng máy uốn tóc, máy sấy hoặc các dụng cụ tạo kiểu tóc khác có thể khiến tóc bạn ngày càng yếu và dễ gãy. Những dụng cụ này có thể dễ dàng giúp bạn tạo kiểu, tuy nhiên hơi nóng sẽ khiến tóc bị hư tổn nghiêm trọng, khô xơ và thiếu sức sống.
3. Sử dụng hóa chất
Các hóa chất được sử dụng khi bạn duỗi, uốn hay nhuộm tóc có thể làm suy giảm sức khỏe của tóc và dẫn đến tóc bị bạc màu, thiếu sức sống. Ngoài ra, một số sản phẩm dành cho tóc hoặc dầu gội có chứa sulfat, paraben có thể khiến tóc khô và dễ gãy (vì chúng có độ pH cao hơn mức cần thiết).
4. Gội đầu quá nhiều
Gội đầu quá nhiều cũng có thể khiến tóc dễ gãy. Tốt nhất, nếu có thể bạn chỉ nên gội đầu 2 lần/tuần. Gội đầu quá thường xuyên có thể làm mất đi chất nhờn tự nhiên của tóc và khiến tóc khô.
5. Da đầu và tóc khô
Da đầu hoặc tóc bị khô có thể làm cho tóc trở nên cứng và dễ gãy. Chất nhờn hoặc độ ẩm không đủ sẽ khiến tóc khô và dễ gãy rụng.